Cách thi công keo dán gạch mosaic-04
Tư vấn chọn keo dán

Cách thi công keo dán gạch mosaic

Gạch ốp lát Mosaic là dòng sản phẩm rất phổ biến trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, cách thi công gạch mosaic như thế nào? Sử dụng keo dán gạch mosaic loại nào tốt? Đây là điều không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Keodangachda.net xin chia sẻ đến khách hàng một số thông tin về keo dán gạch mosaic. Hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo nhé!

1. Keo dán gạch mosaic loại nào tốt

1.1 Keo Mova

Đây là dòng keo được ưa chuộng nhất khi thi công keo dán gạch mosaic. Tuy xuất hiện trên thị trường chưa lâu nhưng keo mova đã chiếm được rất nhiều cảm tình của các gia chủ và kiến trúc sư. Sử dụng keo mova trong ốp lát gạch mosaic nói riêng và các loại gạch đá nói chung đem lại hiệu quả về chất lượng cũng như thời gian. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của dòng keo này.

Cách thi công keo dán gạch mosaic-05

Tại sao keo mova được sử dụng ốp lát gạch mosaic?

– Khả năng bám dính cực tốt và không bị co ngót sau khi đông cứng

– Thời gian thi công nhanh, tiết kiệm thời gian, công sức.

– Khả năng chống thấm nước nên rất thích hợp với các công trình ngoài trời

– Không cần phải làm ướt gạch trước khi thi công

– Chống trượt rất tốt khi ở trên bề mặt đứng

– Có khả năng chịu ăn mòn của clo tốt

>>> Đọc thêm: Địa chỉ cung cấp keo miết mạch mova Hà Nội uy tín

1.2 Keo weber

Keo dán gạch Weber là dòng sản phẩm keo cao cấp được tạo ra từ hỗ hợp xi măng, cát sạch đã được xử lý trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, phụ gia gốc polymer cải tiến và các thành phần phụ gia khác. Keo dán gạch được phối trộn với nhau trên hệ thống dây chuyền trộn chuyên dụng, trước khi tạo ra hỗn hợp keo đồng nhất ở dạng khô và đóng bao thành phẩm.

Ưu điểm của keo dán gạch weber

– Độ bám dính cực tốt, không bị co ngót sau khi đông cứng

– Sử dụng được cho tất cả các loại gạch kể cả gạch ít thấm nước

– Keo weber có cường độ nén cao, khả năng chịu được rung chấn tốt

– Thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

– Có khả năng chống thấm cực tốt, ngay cả với các hạng mục ngoài trời

Cách thi công keo dán gạch mosaic-01

2. Cách thi công keo dán gạch mosaic

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công

Trước khi bắt đầu thi công dán gạch mosaic cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ cần thiết. Mỗi hộp được đánh dấu riêng ngày sản xuất lô hàng, màu sắc, số đơn đặt hàng và các chi tiết khác để tham khảo trong trường hợp cần thêm nguyên liệu. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ thi công như: bay, máy đánh keo(nếu có), thước dây, xô vữa, bay răng cưa tạo rãnh.

Bước 2: chuẩn bị bề mặt thi công

– Kiểm tra bề mặt dán phải bằng phẳng như là tường vữa trát, hoặc tường bê tông. Trước khi ốp gạch phải đặt xong hệ thống ống nước và đường dây điện ngầm, kết cấu ốp phải chắc…
– Kiểm tra lại cao độ nền nhà, độ nghiên thoát nước, độ phẳng của tường cần ốp lát, sửa lại bằng cách tô trát thêm vữa xi măng cho bằng phẳng.
– Phun nước lên bề mặt tường để tạo độ ẩm, độ kết dính giữa tường với keo dán gạch. Đồng thời làm sạch bề mặt tường, hạn chế bụi bẩn

Bước 3: Trát keo lên bề mặt ốp lát

Hòa keo dán gạch Mosaic với nước theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì. Sau đó, dùng máy đánh hỗn hợp keo(nếu có) và nước cho đều, không được vón cục, vữa keo không quá lỏng và cũng không quá khô, đảm bảo được độ dẻo và độ đồng nhất, tăng khả năng kết dính cho keo

Dùng bay răng cưa 3.5mm để trét đều trên bề mặt đã được chuẩn bị. Sử dụng cạnh phẳng của bay trước, rồi đến mặt có răng cưa, vẽ răng ngang qua và “chải” xi măng để tạo thành bề mặt nhấp nhô đều nhau. Lúc này gạch đã sẵn sàng để cố định. Xi măng phải luôn luôn mềm và ẩm ướt: đặt bay đã có xi măng 1 góc 45 độ so với bề mặt và đảm bảo phải trải đều và không để lại xi măng dư ở các góc nối. Khi ốp tường, lời khuyên cho bạn là lần “chải” cuối cùng là đường nằm ngang. Khi trét keo, nên cực kỳ chú ý đến sự kết dính tốt nhất có thể bằng cách “trộn” keo trên bề mặt trước lần “chải” cuối. Trong trường hợp khu vực cần lát gạch thường xuyên tiếp xúc với nước (ví dụ: hồ bơi, bồn…), tốt nhất nên làm bề mặt chống thấm nước trước với vỏ bọc bảo vệ đặc biệt và cho thêm nhựa và xi măng.

Bước 4: Ốp gạch

Sử dụng dây định vị trước đường ron để đảm bảo sau khi dán gạch xong đường ron không bị lệch. Dán gạch mosaic lên bề mặt đã được trát keo và dùng tay và bàn vả vỗ nhẹ cho keo tiếp xúc bám đều trên mặt sau gạch.

Bước 5: Miết mạch gạch mosaic

Sau khi dán gạch ít nhất 3-4h mới được phép thi công chà ron. Để thi công bạn cần lau sạch lại bề mặt gạch và các khe ron rồi sử dụng keo chà ron có khả năng liên kết và chống thấm càng cao càng tốt. Sử dụng miếng nhựa mềm trám mạch để tránh gây trầy xước bề mặt gạch. Để bề mặt keo khô khoảng 25-30p rồi dùng giẻ sạch hoặc mút xốp lau lại bề mặt gạch để làm sạch keo thừa bám trên mặt gạch. Tiếp theo để 1 tiếng cho keo khô hẳn rồi dùng giẻ sạch vệ sinh lại lần cuối.

Bước 6: Làm sạch bề mặt gạch sau thi thi công

Nên sử dụng xà phòng trung tính khi lau chùi hằng ngày. Không dùng sáp, dầu, axit flohydric, axit photphoric hay các sản phẩm chứa những chất này. Để làm sạch đặc biệt để xử lý cặn canxi, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa axit nhẹ; ở tất cả các trường hợp khác, sử dụng các sản phẩm có tính kiềm nhẹ. Luôn luôn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng các chất này và luôn luôn rửa sạch bề mặt ngay lập tức sau khi có nhiều nước sạch.

Cách thi công keo dán gạch mosaic-03

3. Những lưu ý khi ốp lát gạch mosaic

– Đảm bảo bề mặt thi công được sạch sẽ, không bị bám bụi bẩn để đảm bảo độ bám dính của keo

– Không sử dụng keo dán gạch dạng vữa trong điều kiện thời tiết mưa, ẩm ướt

– Không thi công ốp lát gạch mosaic trên bề mặt tường có lỗ rỗng, hút nước

– Không chà mạch khi keo chưa khô hoàn toàn

Trên đây là một số thông tin về các bước cũng như lưu ý khi thi công keo dán gạch mosaic. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn!